Trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ sơ sinh

Trào ngược dạ dày thực quản là tình trạng có thể gặp ở trẻ sơ sinh với các triệu chứng mà ba mẹ, người chăm trẻ than phiền là trẻ hay bị nôn, trớ ít sữa ra miệng. Ba mẹ hãy an tâm vì ngay sau đây bác sĩ Bibo Mart sẽ chia sẻ với ba mẹ về trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ là gì và những biện pháp phòng ngừa hiệu quả nhé!

 

1. Trào ngược dạ dày thực quản là gì?

 

Trào ngược dạ dày thực quản là tình trạng các thành phần có trong dạ dày (thức ăn, dịch…) đi ngược từ dạ dày lên thực quản kích thích cổ họng, thực quản của trẻ khiến bé bị trớ hoặc nôn. Đa số trẻ bị trào ngược dạ dày thường ít ảnh hưởng đến sức khỏe, không cần làm xét nghiệm hay uống thuốc.

 

2. Nguyên nhân trào ngược dạ dày ở trẻ

Cơ thể bé chưa phát triển hoàn chỉnh:

Vòng cơ nằm giữa thực quản và dạ dày (cơ thắt thực quản dưới) có nhiệm vụ giữ cho thức ăn luôn nằm trong dạ dày. Cơ này luôn đóng chặt và chỉ mở ra khi chúng ta nuốt. Ở trẻ sơ sinh, cơ thắt thực quản dưới vẫn chưa phát triển hoàn toàn để thực hiện đầy đủ chức năng.

 

Cơ thắt thực quản dưới vẫn chưa phát triển hoàn toàn là một trong những nguyên nhân gây trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ sơ sinh.

 

Một số yếu tố khác:

  • Bé thường xuyên được cho nằm ngửa
  • Chế độ dinh dưỡng chủ yếu là chất lỏng
  • Bé sinh non
  • Chế độ sinh hoạt chưa phù hợp

 

3. Trào ngược dạ dày thực quản kéo dài trong bao lâu?

 

Tình trạng trào ngược dạ dày sẽ cải thiện dần dần khi trẻ lớn lên. Đa số trường hợp, tình trạng này giảm dần và biến mất khi trẻ được 7 – 8 tháng tuổi. Vì ở lứa tuổi này, trẻ có thể ngồi và ăn những thức ăn đặc hơn. Đến khi trẻ biết đi được vài tháng, tình trạng trào ngược có thể biến mất.

 

4. Biện pháp phòng ngừa chứng trào ngược ở trẻ

 

Sau đây là một số biện pháp ba mẹ có thể thực hiện tại nhà để phòng và hạn chế trào ngược ở trẻ:

  • Nâng cao đầu giường hoặc nôi của bé cao khoảng 30 độ so với mặt phẳng nằm ngang.
  • Sau mỗi cữ bú hoặc ăn của trẻ, ba mẹ bế đứng và vỗ ợ hơi cho bé

 

 

  • Hạn chế các loại thực phẩm và đồ uống khiến trẻ dễ bị trào ngược
  • Nếu trẻ bú bình, núm bình phải phù hợp với trẻ.
  • Tránh đè ép lên vùng bụng của trẻ, nhất là sau khi bú.
  • Chia nhỏ bữa ăn trong ngày. Tăng số lần cho ăn và giảm số lượng thức ăn mỗi cữ.
  • Hỗ trợ bé những bài tập thể dục đơn giản.

 

Chúc các bé luôn khỏe mạnh và bình an!

 

Chuyên gia đào tạo sức khỏe Mẹ và bé – Đặng Thúy Hằng
Bác sĩ Minh Thúy – Tư vấn sức khỏe Mẹ và bé Bibo Care

Phòng đào tạo và tư vấn – Bibo Care