Trẻ sơ sinh hay bị trớ phải làm sao?

trẻ sơ sinh nôn trớ

Trớ là một hiện tượng hết sức phổ biến ở trẻ, tuy nhiên vẫn không tránh khỏi những lo lắng từ các ba mẹ. Vậy khi trẻ sơ sinh hay bị trớ ba mẹ cần làm gì? Và khi nào trẻ sơ sinh bị trớ là bất thường? Hãy để Bibo Mart giải đáp cho ba mẹ qua bài viết sau đây nhé!

 

Nguyên nhân trẻ sơ sinh hay bị trớ

Trẻ bị nôn trớ có thể đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Tuy nhiên đối với trẻ sơ sinh thì nguyên nhân thường gặp nhất là:

– Trẻ nuốt phải nhiều hơi trong quá trình bú do dạ dày của trẻ chưa tự tống hơi được ra ngoài. Vì thế gây ra tình trạng chướng bụng đầy hơi, trẻ dễ bị ọc sữa, nôn trớ. 

– Sau khi ăn trẻ chưa được vỗ ợ hơi hoặc vỗ ợ hơi không đúng cách.

– Do hệ tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện: dạ dày bé nằm ngang, cơ thắt tâm vị chưa phát triển hoàn chỉnh. Vì vậy mỗi khi trẻ ợ hơi có thể sẽ trớ ra chút sữa.

Bên cạnh đó còn là nguyên nhân từ các bệnh lý như: dị ứng, tiêu chảy, suy dinh dưỡng, lồng ruột, tắc ruột,…

trẻ sơ sinh hay bị trớ
Trẻ bị nôn trớ có thể đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau

XEM THÊM: Cẩm nang chăm sóc trẻ sơ sinh

 

Mẹ cần làm gì khi trẻ bị nôn trớ?

Khi trẻ nôn trớ, ba mẹ cần xử trí đúng cách để không làm trầm trọng thêm tình trạng này.

– Kể cả khi bé đang ngủ hay đang tỉnh, ba mẹ hãy nghiêng đầu trẻ sang một bên. Việc này sẽ tránh được hiện tượng trẻ bị hít sặc chất nôn, đồng thời giúp trẻ dễ thở hơn.

– Làm sạch chất nôn trong miệng và mũi trẻ: ba mẹ có thể làm sạch bằng cách dùng gạc quấn quanh tay (đã được vệ sinh sạch sẽ) và nhẹ nhàng lau chất nôn cho trẻ.

– Không nên bế xốc trẻ khi trẻ nôn sẽ làm tăng nguy cơ dịch nôn bị tràn vào phổi.

– Trấn an trẻ bằng cách vỗ nhẹ sau lưng trẻ. Ba mẹ nên lau người và mặt trẻ sạch sẽ, thay sang quần áo sạch.

XEM THÊM: Nếu con bị nôn trớ, mẹ hãy bình tĩnh xử lý theo cách này

 

Khi nào trẻ sơ sinh bị trớ là bất thường?

Mặc dù nôn trớ là tình trạng thường gặp ở trẻ sơ sinh, tuy nhiên vẫn có các trường hợp bất thường mà các ba mẹ cần lưu tâm. Nếu có các dấu hiệu sau, ba mẹ hãy đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để thăm khám và điều trị.

– Khi bé nôn thành vòi nhiều lần, liên tục nôn trớ trong 24 giờ.

– Nôn ra dịch bất thường (có thể chất nôn là màu xanh lá cây, máu,…)

– Trẻ bị co giật.

– Trẻ bỏ bú, quấy khóc nhiều, có thể bị sụt cân.

– Trẻ bị sốt hoặc sốt cao 38,5 độ C

– Có dấu hiệu mất nước như miệng lưỡi khô, khóc không ra nước mắt, tiểu ít,…

trẻ sơ sinh bị trớ
Mẹ cần theo dõi các dấu hiệu và mức độ nôn trớ của trẻ

XEM THÊM: Đầy hơi nôn trớ ở trẻ và những điều mẹ nên biết

 

Các biện pháp ngăn ngừa nôn trớ ở trẻ sơ sinh

Không một ông bố bà mẹ nào muốn bé yêu của mình gặp phải tình trạng khó chịu như vậy. Vì thế, các ba mẹ có thể ngăn ngừa bằng các biện pháp sau:

– Ba mẹ hãy cho trẻ mặc quần áo thoải mái, không nên mặc quần áo quá chật.

– Khi bú mẹ, trẻ cần được bế với độ dốc tương đối.

– Không ép trẻ ăn khi trẻ không muốn hoặc cho trẻ ăn quá no.

– Bổ sung men vi sinh có thể giúp trẻ giảm nôn trớ sinh lý vì có thể cải thiện tốc độ tiêu hóa của dạ dày. Ba mẹ chỉ nên cho trẻ sử dụng theo chỉ dẫn của bác sĩ.

– Chia nhỏ cữ bú: nên cho trẻ bú tùy theo nhu cầu. Thông thường mỗi cữ cho trẻ bú cách nhau từ 2,5 – 3 giờ.

– Sau khi trẻ bú xong, ba mẹ cần vỗ ợ hơi cho trẻ và vỗ đúng cách:

  • Ba mẹ đặt khăn lên vai, ngồi tư thế hơi ngả người (để làm điểm tựa cho trẻ).
  •  Dùng tay thuận đỡ phần đầu của trẻ
  • Tay không thuận đỡ phần mông của trẻ.
  • Nhẹ nhàng đỡ trẻ lên ngực mình, nghiêng đầu trẻ sang một bên. Không đưa đầu trẻ lên quá phía vai (sẽ dễ gây mất an toàn cho trẻ).
  •  Vị trí vỗ ợ hơi cho trẻ là ở đường nối giữa 2 xương bả vai của trẻ.
  • Bàn tay thuận khép chặt, khum lại, chuẩn bị vỗ.
  • Vỗ dứt khoát vào đúng vị trí, lực vỗ không quá mạnh hoặc quá nhẹ, dừng lại sau khi nghe thấy tiếng ợ hơi của trẻ (tối đa từ 7-10 phút, sau đó dừng lại nếu trẻ không ợ)
  • Sau khi vỗ xong (trẻ có thể ợ hơi hoặc không), ba mẹ đưa trẻ về tư thế an toàn, lau sữa trên miệng trẻ (nếu có).
trẻ sơ sinh nôn trớ
Cách vỗ ợ hơi cho trẻ

 

Phần kết

Trên đây là những chia sẻ từ Bibo Mart để giải đáp cho ba mẹ về câu hỏi “trẻ sơ sinh hay bị trớ phải làm sao?”. Đồng thời làm thế nào để phòng tránh tình trạng này ở trẻ. Hy vọng những thông tin trên có thể giúp ích cho ba mẹ trong việc trang bị kiến thức để đồng hành cùng con trong những năm tháng đầu đời!