Dưới đây là ý kiến của 6 chuyên gia cao cấp về trẻ sơ sinh giúp bạn trả lời câu hỏi vì sao không nên theo phương pháp để bé tự khóc – tự ngủ(Cry it out – CIO). Mời các ba mẹ cùng tham khảo qua bài viết dưới đây nhé!
Trở thành bố mẹ hẳn là một trong niềm hạnh phúc lớn lao nhất, và cũng là một trong những thách thức lớn nhất trong cuộc đời của bạn. Trên hành trình làm cha mẹ này, chắc chắn có những lúc bạn băn khoăn mình nên làm thế nào với bé?
Và một trong những vấn đề được nhiều bố mẹ quan tâm là việc dỗ cho bé ngủ. Bạn nên bế bé, ru và đung đưa cho con dễ ngủ hơn hay là để bé khóc chán rồi tự ngủ? Nhiều người tin rằng việc để bé khóc và tự ngủ sẽ giúp bé học được tính tự lập sớm, và đương nhiên họ cũng nhàn hạ hơn rất nhiều so với việc phải dỗ bé.
Tuy nhiên những cha mẹ này có lẽ chưa hiểu biết đầy đủ về cách bộ não của bé hoạt động.
Dưới đây là ý kiến của 6 chuyên gia cao cấp về trẻ sơ sinh giúp bạn trả lời câu hỏi vì sao không nên theo phương pháp để bé tự khóc – tự ngủ (Cry it out – CIO)
Tự khóc tự ngủ là gì?
Nói một cách đơn giản nhất, đây là một trong những phương pháp huấn luyện bé ngủ. Có 2 cách bạn có thể đã biết:
– Áp dụng triệt để – Thực sự để bé tự khóc đến khi bé tự ngủ, không có tác động gì thêm và hoàn toàn lờ đi tiếng khóc của bé. Bé khóc đến khi cạn nước mắt và rơi vào giấc ngủ.
– Tác động dần dần – còn được gọi là “luyện ngủ cho bé”. Với cách này các bố mẹ được hướng dẫn để bé nằm một mình khi tới giờ ngủ. Tuy nhiên bố mẹ vẫn sẽ can thiệp một chút – cụ thể là họ sẽ thầm thì với bé một vài câu dỗ dành, rồi lại để bé tự khóc, và lại tiếp tục thầm thì dỗ bé… Thời gian giữa các lần bố mẹ vào dỗ bé được giãn cách dần cho đến khi bé rơi vào giấc ngủ.
Các chuyên gia về giáo dục và trẻ sơ sinh đã nói gì về phương pháp để bé tự khóc – tự ngủ (Cry it out -CIO)?
1. Tiến sĩ Margot Sunderland – Giám đốc trung tâm giáo dục và đào tạo về sức khỏe trẻ em tại London cho biết: “Tôi sẽ rất ngạc nhiên nếu như các bậc phụ huynh vẫn tiếp tục áp dụng phương pháp CIO sau khi đã biết được điều gì xảy ra với bộ não của con họ. Bộ não của trẻ sơ sinh rất dễ bị tổn thương bởi trong năm đầu tiên kể từ thời điểm bé chào đời, nó chưa được hoàn thiện. Lúc này sự phát triển của bộ não cực kì dễ bị ảnh hưởng bởi sự căng thẳng và khó chịu. Ngoài ra, những cảm xúc vui vẻ, hạnh phúc và khả năng bình tĩnh xử lý tình huống trong cuộc sống sau này của bé sẽ bị ảnh hưởng. Không chỉ vậy, việc để bé tự khóc tự ngủ còn có thể là nguyên nhân gây ra các chứng:
– Huyết áp cao
– Áp lực máu não cao
– Biến động thất thường của nhịp tim, nhịp thở, nhiệt độ
– Hệ thống miễn dịch và tiêu hóa bị ức chế
– Hormone tăng trưởng bị sụt giảm
– Ngưng thở
– Áp lực lớn trên tim dẫn đến nhịp tim nhanh. Nếu như việc này kéo dài, sức khỏe của bé chắc chắn không được đảm bảo.
Vì vậy đừng lấy làm vui mừng khi thấy con mình ngừng khóc. Đó chỉ là một quá trình được gọi là: Cô lập – tuyệt vọng – phản kháng – cam chịu – từ bỏ.
Tự khóc, tự ngủ sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ của trẻ.
2. Giáo sư James McKenna – Giám đốc của Phòng thí nghiệm hành vi giấc ngủ Mẹ & Bé tại Đại học Notre Dame (Mỹ) chia sẻ: “Trong suốt cuộc đời mình, tôi đã luôn ước ao rằng mình có thể lấy lại được 30 phút mình đã áp dụng phương pháp CIO cho con trai bé nhỏ của mình. Tôi đã nghĩ rằng mình làm việc đó cũng chỉ vì muốn tốt cho chính con mà thôi – nhưng sự thật là điều đó vô cùng ích kỉ, và tôi vẫn cảm thấy như có ai bóp chặt tim mình mỗi khi nghĩ đến những khoảnh khắc ấy. Khoảnh khắc tôi nhận ra hành động mà tôi cho là tốt đẹp lại là hành động vô cùng độc ác. “Khi mở cửa phòng, tất cả những gì tôi nhìn thấy là đôi mắt của con trai tôi lập tức hướng về phía tôi với hy vọng và chờ đợi một vòng tay ấm áp từ bố mình”.
Việc để cho một đứa trẻ sơ sinh khóc hết nước mắt, tách bé ra khỏi mẹ và không cho bé bú mẹ vào ban đêm thực sự là một việc làm tàn nhẫn, không chỉ vậy nó còn làm tăng cao nguy cơ đột tử ở trẻ sơ sinh.
Bạn hãy nhớ rằng, sớm hay muộn, tất cả các em bé hay những đứa trẻ sẽ học được cách tự ngủ lại vào ban đêm mà không cần bạn phải “huấn luyện”. Và chất lượng giấc ngủ cũng là một trong những yếu tố tối quan trọng đối với sự phát triển của trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh.
3. Tiến sỹ Howard Chilton – tác giả sách, nhà tư vấn cao cấp về trẻ sơ sinh tại bệnh viên Hoàng gia, Sydney bày tỏ quan điểm: “Phương pháp CIO thực sự không có ý nghĩa về mặt sinh học. Như các loài linh trưởng khác, con người cần một sự giao tiếp liên tục. Trong những tháng đầu tiên của cuộc đời, bộ não của một em bé sẽ phát triển mạnh nhất. Các khớp thần kinh kết nối lại với nhau để xây dựng nên một bộ não khỏe mạnh – bộ não này lưu giữ những ấn tượng đầu tiên của bé về thế giới: bé có được an toàn trong thế giới này không, cha mẹ của bé có phải là chỗ dựa cho bé không, bé có quan trọng với những người xung quanh không và có được yêu thương không?
Những tháng đầu tiên trong cuộc đời của bé cũng là khoảng thời gian tối quan trọng để bé học những điều mới lạ từ cha mẹ, đặc biệt là cách xử lý căng thẳng thần kinh. Bởi vậy sẽ thật vô nghĩa khi bạn để bé một mình đối mặt với khoảng thời gian đáng sợ nhất, tăm tối nhất trong ngày. Bé sẽ cảm thấy bị bỏ rơi và không hề được yêu thương khi bé cần được yêu thương, vỗ về nhất.
Và điều này hẳn là đi ngược lại với những bản năng làm cha mẹ cơ bản, đi ngược lại với những bản năng về việc chăm sóc và bảo vệ cho những người bạn yêu thương nhất. Nó thực sự vô nghĩa.
4. Giáo sư tiến sĩ Helen Ball – giáo sư nhân chủng học, Vụ trưởng kiêm giám đốc của Phòng thí nghiệm giấc ngủ Mẹ và Bé bày tỏ: “Khóc là phương tiện duy nhất của trẻ sơ sinh để thu hút sự ý của cha mẹ khi bị tách ra. Đáp lại tiếng khóc là hành vi bản năng của người mẹ. Chống lại hành vi bản năng của mình và không đến cạnh con mình làm cho tinh thần của mẹ và con đều căng thẳng. Điều này có hại cho cả mẹ và con.
Kỹ năng dạy cho bé tự khóc – tự ngủ chỉ đơn giản là làm cho bé hiểu rằng “mẹ sẽ không phản ứng khi con đòi hỏi và khóc lóc”. Như một hệ quả đứa bé sẽ không mong ngóng và hy vọng vào mẹ nữa, thay vào đó bé sẽ tự bảo tồn năng lượng. Do đó, các bé sẽ ngừng khóc lóc, khi mà khóc lóc không đem đến kết quả thì sẽ tạo ra chuỗi phản ứng đó là xuất hiện giấc ngủ (tắt hoạt động).
Điều này khiến các bà mẹ nghĩ rằng, họ đã thành công trong việc rèn luyện giấc ngủ cho bé, nhưng thực tế là đứa bé đang đáp lại cái khả năng bị bỏ rơi và cố gắng bảo tồn năng lượng để sống sót.
Nếu nhu cầu bú đêm của bé bị bỏ qua, sữa mẹ cũng sẽ theo đó mà ít đi.
5. Tiến sĩ Tracy Cassels – Thạc sỹ tâm lý học lâm sàng, tiến sỹ phát triển tâm lý học đưa ra ý kiến: “Tất cả các bậc cha mẹ cần phải biết rằng CIO và các phương pháp biến tấu của nó đều dựa trên niềm tin rằng “nín khóc là bé ổn”. Tuy nhiên sự thật có thể khác xa hoàn toàn. Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thường xuyên có những biểu hiện sinh lý khá phức tạp. Có những đứa trẻ dù không khóc quấy nhưng bên trong lại đang trải qua những cơn khủng hoảng tâm lý cực độ.
Đây chính là lý do vì sao sự hồi đáp và giao tiếp của bố mẹ lại là những viên gạch đầu tiên giúp trẻ xây dựng cảm giác an toàn và sự tự tin trong giao tiếp của trẻ sau này. Bởi vậy các bậc làm cha mẹ hãy nhớ, khi bé khó ngủ, cần kiểm tra các vấn đề liên quan đến sức khỏe, ăn uống, sự giao tiếp của bé chứ không phải là để mặc cho bé tự khóc đến khi cạn nước mắt và tự ngủ”.
6. Tiến sỹ Frans Plooj – Chủ tịch hiệp hội nghiên cứu đặc biệt về trẻ sơ sinh, Hà Lan nhận định: “Phương pháp CIO hay các biến thể của nó không chỉ có tác dụng tiêu cực lên bản thân trẻ mà nó còn có tác dụng tiêu cực đến việc nuôi con bằng sữa mẹ, bởi sữa mẹ được sản sinh theo cơ chế tùy thuộc vào nhu cầu của trẻ. Nếu nhu cầu bú đêm của bé bị bỏ qua, sữa mẹ cũng sẽ theo đó mà ít đi.
“Việc thức dậy vào ban đêm có thể khiến bạn căng thẳng và kiệt sức. Tuy nhiên hãy thư giãn và tin rằng bé sẽ dần thức dậy ít hơn và ngủ nhiều hơn, giấc dài hơn, sâu vào ban đêm. Rồi bạn sẽ thấy bất ngờ khi một ngày nhìn lại, giai đoạn phải thức dậy cho con bú liên tục đã qua từ lúc nào không biết”.
Tổng hợp