Bước sang độ tuổi ăn dặm là bé đã bước sang một giai đoạn phát triển mới với những nhu cầu lớn hơn về dinh dưỡng. Nhưng không phải bé nào cũng hợp tác với ba mẹ ngay từ đầu. Nếu bé nhà mình liên tục từ chối ăn dặm, biếng ăn thì ba mẹ cũng đừng quá căng thẳng hay khó chịu nhé. Chuyên gia Bibo Care xin gửi ba mẹ những mẹo nhỏ giúp mẹ khắc phục tình trạng bé lười ăn dặm nhé.
Nhiều bậc cha mẹ nghĩ rằng nên cho bé ăn dặm càng sớm càng tốt để bé làm quen với thức ăn thô. Do đó, có những dấu hiệu mà bố mẹ nhầm tưởng rằng con đã ăn dặm được như bé hay mút tay, mút đồ chơi; hoặc đã uống sữa no mà vẫn thức đêm đòi bú,… Tuy nhiên đó chưa phải là những dấu hiệu “chuẩn” nên mẹ đừng vội vàng. Các em bé cần phải đủ 5-6 tháng thì mới nên ăn dặm; còn trước đó, hãy cứ yên tâm nuôi con bằng sữa mẹ nhé!
2. Cần hết sức kiên nhẫn
Ăn dặm là cả một quá trình vì con phải có thời gian tập làm quen với các loại thức ăn mới từ loãng đến đặc. Trong những ngày đầu, bé có thể sẽ không hợp tác và ăn rất ít. Thế nên mẹ đừng hy vọng bé có thể ăn ngon lành 3 bữa bột một ngày ngay từ bữa đầu tiên. Để tập một thói quen mới cho bé thì cần nhiều thời gian và kiên nhẫn.
3. Mẹ vẫn cần đảm bảo nguồn sữa
Trong năm đầu đời, sữa vẫn là nguồn cung cấp dinh dưỡng không thể thiếu với bé. Sữa mẹ cho bé những kháng thể quan trọng và cần thiết; giúp bé chống chọi với bệnh tật và phát triển các giác quan. Bởi thế trong thời gian bé làm quen với hương vị và kết cấu thức ăn; ba mẹ đừng quên sữa vẫn sẽ là nguồn cung cấp dinh dưỡng chính cho bé.
4. Không nên cho bé uống sữa quá nhiều
Mặc dù là nguồn cung cấp dinh dưỡng chính, thế nhưng mẹ cũng đừng cho con uống sữa quá nhiều. Bé cần 500-600ml sữa mẹ hoặc sữa bột mỗi ngày. Nếu cho bé uống quá nhiều sữa, bé sẽ no và càng lười ăn dặm hơn. Hãy cho trẻ ti sữa khoảng 1-2 tiếng trước bữa bột để tạo cảm giác đói, thèm thức ăn cho bé.
5. Cho bé được thử nhiều loại thức ăn
Bé lười ăn có thể là do chưa tìm được khẩu vị yêu thích. Hãy cho con thử các hương vị khác nhau và tìm cách nấu bột thế nào cho trẻ dễ ăn nhất. Khẩu vị của mỗi bé là khác nhau; có bé thích bột ngọt vị hoa quả trong khi một số bé khác thích bột vị sữa và đặc hơn. Mẹ nên kiên nhẫn để tìm ra những món ăn mà con hứng thú.
6. Nhờ giúp đỡ từ người khác
Nếu mẹ quá chú trọng xem bé ăn được bao nhiêu bột thì bé sẽ bị căng thẳng, không hợp tác khi ăn. Do đó, mẹ có thể tìm kiếm sự giúp đỡ từ người thân mà bé yêu mến trong nhà. Sự quen thuộc sẽ giúp bé không bài trừ việc ăn uống và con sẽ ăn ngon mà không bị áp lực.
7. Luôn khen ngợi khi bé chịu ăn
Được khích lệ và tán dương trước một hành động sẽ kích thích bé tái diễn hành động được khen đó nhiều hơn. Do đó, khi bé chịu ăn những món ăn dặm mà mẹ đã chuẩn bị; đừng tiếc lời khen và vỗ tay ủng hộ con. Tinh thần của bé sẽ thoải mái và tự động muốn ăn nhiều hơn.
8. Không ép buộc bé ăn
Ép buộc làm bé sợ ăn, thậm chí là bị ám ảnh lâu dài. Có những đứa trẻ sợ ăn và lười ăn cho tới cả khi lớn vì gia đình đã ép ăn quá nhiều. Do đó, không ép buộc nếu bé thực sự không muốn. Hãy dựa vào nhu cầu của bé để cho con ăn lượng thức ăn phù hợp.
9. Cho con tập ăn bốc
Cho bé bốc rau, quả nấu chín hoặc được nghiền nhừ. Một số bé thấy thích thú với việc tự ăn hơn là để cha mẹ bón. Việc ăn chủ động khiến cho bé tự lập và thấy hứng thú với việc ăn. Mẹ nhớ dành riêng cho bé bộ đồ dùng ăn dặm để đảm bảo vệ sinh và an toàn mẹ nhé!
10. Xin ý kiến chuyên gia
Nếu bé quá lười ăn làm bạn lo lắng, bạn nên nói chuyện với một bác sĩ dinh dưỡng của bé. Bác sĩ sẽ giúp xác định xem có vấn đề cụ thể gì và hỗ trợ mẹ giải quyết. Đôi khi, việc lười ăn dặm có thể đến từ các nguyên nhân bệnh lý mà cha mẹ không thể phán đoán được.
Tập ăn dặm là một cộc mốc lớn với bé và rất khác với giai đoạn ăn sữa trước đó. Bởi thế, hiện tượng bé lười ăn dặm là điều hết sức bình thường. Dù thế nào, ba mẹ đừng nản lòng và mất kiên nhẫn vì khó khăn nào cũng vượt qua được cả thôi. Chúc ba mẹ và con luôn hạnh phúc!
Phòng Tư vấn và Đào tạo – Bibo Care