Không phải ngẫu nhiên mà các chuyên gia khuyến khích phụ nữ sinh thường thay vì sinh mổ. Trẻ sinh mổ có một số bất lợi so với trẻ sinh thường. Những thiệt thòi này có ảnh hưởng đến sự phát triển của con không? Hãy đọc bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về trẻ sinh mổ, qua đó biết cách chăm sóc con an toàn và khỏe mạnh mẹ nhé!
Xem thêm: Những”bí kíp” mẹ nên bỏ túi khi chăm sóc trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi
Hệ hô hấp yếu hơn
Do bản chất của phương pháp sinh này nên trẻ sinh mổ không đi qua ống sinh tự nhiên của mẹ. Điều này dẫn đến tình trạng tồn đọng dịch phổi. Nguyên nhân là do khi sinh mổ, cổ tử cung co bóp mạnh không ép chặt phổi của bé. Nên nước ối trong phổi không được vắt sạch ra ngoài. Vì vậy, trẻ sinh mổ thường thở khò khè hoặc thở không đều khi mới sinh.
Ngoài ra, trẻ sinh mổ cũng không được tiếp xúc với vi khuẩn tự nhiên qua đường sinh tự nhiên của mẹ. Do đó, phải mất đến 6 tháng để hệ thống miễn dịch của bé hoạt động bình thường. Điều này có thể dẫn đến các vấn đề về hệ hô hấp của bé.
Hệ miễn dịch kém hơn
Ở những trẻ sinh tự nhiên, quá trình chuyển dạ của mẹ giúp sản sinh ra nhiều hormone có lợi. Chúng hỗ trợ sức đề kháng của trẻ sơ sinh tốt hơn. Ngoài ra, vì trẻ sinh thường được tiếp xúc với vi khuẩn có lợi qua đường âm đạo nên có hệ miễn dịch tốt hơn. Thông thường, trẻ sinh tự nhiên chỉ mất 10 ngày để hệ miễn dịch hoạt động tốt.
Do hệ miễn dịch kém nên trẻ sinh mổ dễ mặc bệnh hơn trẻ sinh thường. Ví dụ như các bệnh hen suyễn, viêm phổi, rối loạn tiêu hóa, dị ứng,…Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, có tới 15% trẻ sinh mổ có nguy cơ bị dị ứng. Điều này xảy ra ngay cả khi không có yếu tố di truyền hoặc bố mẹ chưa từng có tiền sử bị dị ứng.
Hệ tiêu hóa yếu
So với hệ tiêu hóa của trẻ sinh mổ thì trẻ sinh thường được tiếp xúc với nhiều vi khuẩn có lợi. Qua đó kích thích khả năng sản sinh các vi khuẩn có ích trong đường ruột, giúp trẻ tiêu hóa tốt hơn. Đồng thời giảm nguy cơ mắc các bệnh về nhiễm khuẩn đường ruột, dị ứng thức ăn. Vì hệ tiêu hóa của trẻ có khả năng chống lại vi khuẩn gây bệnh cực kỳ tốt.
Khác với trẻ sinh thường, trẻ sinh mổ có lại hệ tiêu hóa kém hơn. Vì vi sinh đường ruột ở trẻ sinh mổ phát triển chậm chạp hơn. Điều này dẫn đến những vấn đề về tiêu hóa như táo bón, nôn trớ, tiêu chảy, ợ hơi, chướng bụng,…Hệ tiêu hóa kém khiến cho việc hấp thu dinh dưỡng khó khăn hơn. Đồng thời làm giảm khả năng sản sinh kháng thể chống lại bệnh tật, ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.
.
Một số lưu ý khi chăm sóc trẻ sinh mổ
Trẻ sinh mổ đã chịu thiệt thòi rất nhiều so với trẻ sinh tự nhiên. Do đó, việc chăm sóc trẻ sinh mổ cũng đòi hỏi ở mẹ sự cố gắng nhiều hơn. Để con phát triển khỏe mạnh và nhanh lớn, mẹ hãy lưu ý một số điều sau:
- Cho con bú sữa mẹ đầy đủ và đúng bữa để cung cấp đủ dinh dưỡng và năng lượng cho bé trong một ngày.
- Vệ sinh và tắm rửa cho bé thật cẩn thận và kỹ càng. Tắm cho bé thường xuyên tránh vi khuẩn và nấm gây bệnh có cơ hội tấn công và gây hại. Chú ý vệ sinh các vùng da nhạy cảm như rốn hoặc các vùng da có nếp gấp.
- Chú ý tư thế ngủ của bé sao cho an toàn và thoải mái nhất. Mẹ nhớ thay đổi tư thế cho con thường xuyên nhé. Như thế con sẽ không gặp các vấn đề về hô hấp khi ngủ như khó thở hay các cơ quan bị chèn ép.
- Giữ ấm cho con để tránh bị nhiễm lạnh. Tuy nhiên, không nên quấn con quá chặt khiến trẻ bị đổ mồ hôi, tăng nguy cơ nhiễm lạnh cao hơn. Trường hợp quấn trẻ quá chặt sẽ làm bé ngạt thở và dẫn đến đột tử.
- Massage cho bé để kích thích đường ruột, giúp con ăn ngon, hấp thu tốt và phát triển chắc khỏe, cứng cáp.
- Cho bé nằm trong nôi để rèn khả năng tự lập.
Trẻ sinh mổ chịu nhiều thiệt thòi hơn so với trẻ sinh thường. Thế nhưng điều đó không ngăn cản sự cố gắng của một người mẹ. Hãy làm tất cả những gì có thể để chăm sóc con và bản thân sau khi sinh mổ thật tốt. Có như thế con mới khỏe mạnh cả về thể chất lẫn tinh thần. Điều này giúp cho việc hồi phục sau khi sinh nhanh chóng và thuận lợi.