Hiện nay, phương pháp điều trị ưu tiên cho hội chứng tăng động giảm chú ý (ADHD) ở trẻ nhỏ vẫn là liệu pháp giáo dục hành vi kết hợp với chế độ dinh dưỡng lành mạnh. Đồng cảm với nỗi lo lắng, phiền muộn của các bậc phụ huynh khi có con không may mắc phải hội chứng này, chuyên gia Bibo Mart xin gửi tới cha mẹ những lời khuyên hữu ích về chế độ ăn phù hợp nhất dành cho trẻ tăng động.
1. Rối loạn tăng động ADHD là gì?
ADHD thường được chẩn đoán lần đầu tiên trong thời thơ ấu và thường kéo dài đến tuổi trưởng thành. Trẻ ADHD có thể gặp khó khăn khi tập trung, kiểm soát các hành vi bốc đồng (có thể hành động mà không suy nghĩ về kết quả sẽ ra sao) hoặc hoạt động thể chất quá mức.
2. Nguyên nhân gây rối loạn tăng động giảm chú ý
Hầu hết các nghiên cứu đều chứng tỏ nguyên nhân rơi vào lĩnh vực thần kinh và di truyền. Tuy nhiên yếu tố môi trường cũng có thể ảnh hưởng đến mức độ rối loạn, đặc biệt là mức độ tật chứng mà trẻ phải gánh chịu. Tuy nhiên nếu chỉ riêng các yếu tố này thì không thể đủ gây ra bệnh.
3. Một số quy tắc của chế độ ăn cho trẻ bị tăng động giảm chú ý
Sức khỏe, thực phẩm và dinh dưỡng có thể tạo ra sự khác biệt đáng kể trong cuộc sống của cả trẻ em và người lớn đã được chẩn đoán mắc chứng ADHD. Khi trẻ bị rối loạn tăng động giảm chú ý, chế độ ăn của trẻ cần tuân theo một số quy tắc như sau:
– Giảm tăng đường huyết và bổ sung protein:
Do protein sản xuất chất dẫn truyền thần kinh, các chất hóa học do tế bào não tiết ra để liên lạc với nhau. Ngược lại, nếu hạ đường huyết, bé sẽ giải phóng hormone căng thẳng dẫn đến cáu kỉnh.
– Bổ sung Omega 3
Ba mẹ nên bổ sung axit béo omega-3 (ví dụ như cá hồi…) vào chế độ ăn của trẻ. Vì omega 3 có thể cải thiện một số khía cạnh của hành vi ADHD: hiếu động thái quá, bốc đồng và tập trung.
– Duy trì sắt, kẽm, magie trong cơ thể
- Duy trì mức sắt ổn định trong máu có thể kiểm soát được các triệu chứng ADHD. Ba mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ về vấn đề này.
- Kẽm và magie cũng là hai khoáng chất có vai trò quan trọng trong việc kiểm soát các triệu chứng ADHD. Magie được sử dụng để tạo ra chất dẫn truyền thần kinh liên quan đến sự chú ý và tập trung, có tác dụng làm dịu não.
– Cắt giảm đường, kẹo ngọt
Hạn chế trẻ ăn đường, kẹo ngọt do các thực phẩm này có thể khiến trẻ trở nên hiếu động hơn.
– Sử dụng thảo mộc
Thử một số loại thảo mộc hữu ích bao gồm bạch quả, nhân sâm. Các loại quả này được khuyến nghị có thể kiểm soát các triệu chứng ADHD.
4. Lời khuyên dinh dưỡng cho trẻ tăng động giảm chú ý
– Thay đổi theo đúng quy tắc của chế độ ăn dành cho trẻ ADHD:
- Chế độ ăn cho bé bị ADHD cần cân bằng giữa 4 nhóm chất dinh dưỡng: bột đường, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất.
- Ba mẹ nên hạn chế cho bé ăn các loại đường nhanh như bánh kẹo, đường trắng…
- Tăng cường thực phẩm giàu protein, sắt như các loại thịt màu đỏ, cá da trơn,… Tăng cường kẽm trong các loại hải sản như hàu, sò.
- Giảm lượng acid béo no trong mỡ động vật. Thay bằng dầu cá, dầu oliu, những loại dầu có omega 3,6,9.
– Bổ sung GABA:
Theo nghiên cứu mới của Hiệp hội nhi khoa Hoa Kỳ, đa phần trẻ tăng động đều có sự thiếu hụt chất dẫn truyền thần kinh ức chế GABA. Điều này khiến não bộ của trẻ luôn bị kích thích quá mức. Từ đó gây ra các biểu hiện nghịch ngợm, hiếu động, kém tập trung chú ý,… Vì vậy, việc bổ sung đầy đủ GABA cho não bộ trẻ chính là hướng đi mới, mang lại hiệu quả cao trong điều trị tăng động giảm chú ý.
Một số thực phẩm giàu GABA cha mẹ có thể tham khảo bổ sung cho trẻ:
- Chuối
- Súp lơ
- Gạo lức
- Đậu lăng
- Các loại hạt, ngũ cốc nguyên hạt
- Mật mía, …
Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng là rất cần thiết cho sự phát triển và điều chỉnh hành vi ở trẻ tăng động giảm chú ý. Hi vọng rằng với những thông tin trong bài viết trên, các bậc phụ huynh đã có thể tự thiết lập thực đơn vừa đảm bảo sức khỏe, vừa giúp con yêu mau chóng kiểm soát hành vi, cảm xúc và sớm trở thành những người con ngoan, trò giỏi.
Chúc các bé hay ăn, chóng lớn và ngập tràn hạnh phúc!
Chuyên gia chăm sóc sức khỏe Mẹ và bé – Đặng Thúy Hằng
Phòng Đào tạo và Tư vấn Bibo Care