Bí quyết phòng cảm cúm bảo vệ con yêu trong mùa Đông lạnh

Cảm lạnh vào mùa đông là căn bệnh thường gặp không chi với người lớn mà còn ở trẻ nhỏ. Với hệ miễn dịch còn non yếu, trẻ rất dễ bị cảm lạnh trước sự khắc nghiệt của thời tiết. Do đó, cha mẹ nên có kiến thức về việc phòng cảm lạnh bảo vệ con yêu. Cùng tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh và những mẹo đơn giản để phòng cảm lạnh hiệu quả cho con yêu tại đây ba mẹ nhé!
Thủ phạm chính gây cảm lạnh thông thường là virus rhino (bắt nguồn từ “rhin” trong tiếng Hy Lạp có nghĩa là mũi). Loại siêu vi trùng này bám vào bụi nước trong không khí và con người rất dễ hít phải. Hơn 100 loại virus rhino khác nhau có thể thâm nhập vào niêm mạc ở mũi và họng, kích thích một phản ứng miễn dịch gây sưng họng, đau đầu và khó thở.
Những triệu chứng đầu tiên của cảm lạnh thường là ngứa họng, sổ mũi, tịt mũi và hắt xì hơi, sau đó là sưng họng, ho, đau đầu, sốt nhẹ, mệt mỏi, đau nhức cơ và chán ăn. Nước mũi của bé sẽ chuyển từ dạng lỏng sang đặc quánh và có màu vàng hoặc xanh.
Cảm lạnh có khả năng truyền nhiễm cao nhất trong 2 tới 4 ngày đầu tiên sau khi xuất hiện triệu chứng. Trẻ có thể mắc bệnh do hít phải virus trong không khí, hoặc bị lây từ một bệnh nhân ho và hắt hơi. Nếu bé chạm tay lên bề mặt bị nhiễm virus và sau đó đưa lên miệng hoặc mũi thì cũng sẽ bị cảm lạnh.

Mẹo đơn giản giúp bé không bị cảm lạnh

Dạy trẻ em giữ vệ sinh
Mầm bệnh có ở khắp mọi nơi, đặc biệt là trong trường học (tay nắm cửa, vòi nước ở phòng vệ sinh, đồ chơi,…), con bạn và rất nhiều bé khác cùng nhau vui chơi, học tập, ăn ngủ ở trường từ 6 đến 7 tiếng mỗi ngày và chắc chắn vi trùng, virus gây bệnh có rất nhiều thời gian để lây lan. Hãy hướng dẫn và tạo thói quen giữ vệ sinh cá nhân cho con của bạn bằng cách thường xuyên rửa tay, rửa mặt và làm sạch răng miệng hàng ngày.

Không ăn chung, uống chung, dùng chung đồ

Dạy trẻ về cách chia sẻ là một điều cần thiết nhưng quan trọng hơn là khái niệm về sự chia sẻ ấy nên như thế nào. Đó không phải là việc chia sẻ một cốc nước, ăn chung một bát cơm hoặc dùng chung đồ hay bất cứ điều gì tương tự, vì đó sẽ là “mảnh đất màu mỡ” cho virus cảm cúm và các bệnh truyền nhiễm khác.

Mặc phù hợp thời tiết, ăn uống đủ chất và điều độ

Trẻ cần được mặc phù hợp với thời tiết từng mùa và từng ngày (vào những thời điểm giao mùa, bạn có thể mặc cho bé nhiều lớp và dạy bé cách điều chỉnh để phù hợp nhiệt độ trong ngày, tránh quá nóng hoặc quá lạnh). Chế độ dinh dưỡng đủ chất, ăn điều độ, kết hợp với các loại vitamin giúp tăng cường hệ miễn dịch của trẻ.

Đảm bảo bé ngủ đủ

Nếu trẻ thiếu ngủ và thường xuyên mệt mỏi, hệ miễn dịch của bé sẽ khó lòng tránh khỏi sự tấn công của vi khuẩn. Vì vậy, đảm bảo bé ngủ đủ giấc là cách đơn giản và hữu ích để con không nhiễm bệnh.
Lý tưởng nhất, trẻ sơ sinh cần ngủ tới 18 giờ/ngày, trẻ tuổi mầm non cần ngủ 12 giờ đến 14 giờ/ngày. Trẻ tiểu học cần ngủ từ 10 – 11 giờ/ngày.
Nếu như việc cho con ngủ muộn vào buổi sáng là khó thức hiện, cha mẹ hãy cố gắng để con đi ngủ càng sớm càng tốt vào buổi tối để đảm bảo đủ tiêu chuẩn giờ ngủ nêu trên.

Đọc thêm: Bé thường ngủ có thể vì ba mẹ đã mắc những sai lầm cơ bản sau đây

Tránh sử dụng thuốc chữa ho đến tận lúc bắt buộc phải dùng

Động tác ho giúp trẻ thở dễ hơn bằng cách đẩy các chất nhầy trong họng của bé ra ngoài. Vì vậy, đừng cố để ngăn chặn ho bằng các loại thuốc. Hãy cố gắng làm giảm các triệu chứng khó chịu của bé bằng các loại thảo dược. Trừ khi trẻ bị ho quá nặng kèm theo sốt cao, nôn mửa, mới cần dùng các loại thuốc trị ho.
Ho hoặc bệnh cảm cúm làm cho miệng trẻ khô, đắng và dễ bị kích thích. Vì vậy, để giảm triệu chứng này, với các bé trên 4 tuổi, có thể cho bé ngậm một món gì đó. Một quả quất hồng bì hoặc chanh đào ngâm đường phèn, ngâm mật ong đều tốt cho cổ họng của bé.

Tăng cường cho bé uống nước ấm

Các loại thức uống ấm như nước cam, nước chanh ấm, sữa ấm hoặc trà thảo dược pha mật ong… đều tốt cho họng của bé. Các thức uống tự làm này sẽ làm mỏng lớp dịch nhầy trong họng bé, giúp bé dễ dàng ho và đẩy dịch ra ngoài hơn.

Lau nước mũi cho bé thường xuyên

Nước mũi sẽ kéo theo virus gây cảm cúm, vì vậy lau nước mũi thường xuyên cho bé sẽ làm vùng mũi và xoang sạch mầm bệnh. Ba mẹ đừng quá lo lắng nếu thấy nước mũi của bé chuyển từ trong sang màu xanh hoặc vàng. Đó là dấu hiệu hệ miễn dịch của bé đang chiến đấu chống lại virus. Đó không phải là dấu hiệu bé bị bệnh nặng và cần điều trị kháng sinh.

Hút mũi cho bé dưới 2 tuổi

Với trẻ dưới 2 tuổi chưa biết tự xì mũi, cha mẹ cần có các dụng cụ để hút mũi cho bé. Trước khi hút mũi nên xịt nhiều nước muối vào hai lỗ mũi để làm lỏng dịch mũi, việc hút mũi sẽ dễ dàng hơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chỉ mục