Cách chữa tắc tia sữa xóa tan nỗi ám ảnh của mẹ sau sinh

dấu hiệu tắc tia sữa

Tắc tia sữa là một nỗi ám ảnh với bất cứ mẹ sau sinh nào nếu đã từng mắc phải. Thậm chí có một số mẹ còn diễn tả rằng đau do tắc tia sữa còn đau hơn đau đẻ. Nếu không được điều trị kịp thời, nó còn có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Vậy ba mẹ đã biết gì về cách chữa tắc tia sữa và cách phòng ngừa để quá trình nuôi con bằng sữa mẹ thành công? Hãy cùng Bibo Mart tìm hiểu ngay qua bài viết dưới đây ba mẹ nhé!

 

Tắc tia sữa là gì?

Hiểu đơn giản, tắc tia sữa là tình trạng sữa bị ứ đọng trong bầu ngực của mẹ. Sữa được sản xuất ra nhưng không chảy ra ngoài đầu ti của mẹ khi nuôi con. Tắc tia sữa có thể gặp ở bất cứ mẹ sau sinh nào khi nuôi con bằng sữa mẹ. Tình trạng này còn có thể xảy ra ở bất cứ thời gian nào trong quá tình cho con bú. Sự ứ đọng làm sữa vón thành các cục nhỏ trong ống dẫn sữa. Điều này càng làm tăng thêm sự ứ trệ lưu thông trong các ống dẫn sữa và gây sưng. 

cách chữa tắc tia sữa
Tắc tia sữa là tình trạng sữa bị ứ đọng trong bầu ngực của mẹ

Mẹ sẽ cảm thấy bầu ngực bị tắc tia sữa căng tức, nóng và đau. Nếu tình trạng này không được can thiệp kịp thời, có thể dẫn đến viêm tuyến vú, áp xe tuyến vú… Những vấn đề này ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và quá trình nuôi con bằng sữa mẹ.

>> Xem thêm: Cẩm nang chăm sóc mẹ và bé sau sinh

 

Nguyên nhân của tắc tia sữa

Có rất nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng tắc tia sữa ở mẹ khi nuôi con. Trong đó, phải kể đến một số nguyên nhân chủ yếu sau:

  • Mẹ không đảm bảo bầu ngực rỗng sau mỗi cữ bú của con.
  • Mẹ mặc áo ngực quá chật, áo bó sát hoặc địu bé trước ngực. Điều này ảnh hưởng tới quá trình sản xuất và lưu thông của sữa.
  • Mẹ cho bé bú chưa hiệu quả nên bé chỉ bú được ít sữa. Do đó lượng sữa dư thừa trong bầu ngực của mẹ nhiều còn bé thì vẫn chưa đủ no.
  • Mẹ bị căng thẳng, stress: Oxytocin là một hormone chịu tác động nhiều từ tâm trạng của mẹ. Nếu mẹ căng thẳng, stress lượng hormone này tiết ra không đủ nhiều, ảnh hưởng quá trình bài tiết sữa.
  • Mẹ chưa biết xử trí tình trạng cương sữa đúng cách.
    cách chữa tắc tia sữa
    >>> Xem thêm: Tắc tia sữa phải làm sao? Cách thông tắc tia sữa tại nhà đơn giản

Dấu hiệu tắc tia sữa

Mẹ không thể biết chắc chắn tắc tia sữa có xảy ra không và sẽ diễn ra vào ngày nào. Nếu mẹ mắc phải các nguyên nhân như trên, sẽ tạo điều kiện cho tắc tia sữa diễn ra. Tắc tia sữa không thể tự thuyên giảm mà sẽ ngày càng nặng lên nếu mẹ không xử trí ngay. 

dấu hiệu tắc tia sữa
Các dấu hiệu tắc tia sữa khá rõ ràng

Do đó, việc mẹ có thể nhận biết sớm các dấu hiệu để biết cách chữa tắc tia sữa là rất quan trọng. Thông thường, triệu chứng đầu tiên của tắc tia sữa mà mẹ có thể nhận biết được là tình trạng bầu ngực căng cứng, đau và sữa tiết ra ít hơn. Khi vắt sữa, mẹ dễ dàng nhận ra rằng một số tia sữa không nhiều và chảy mạnh như trước. Nếu không xử trí kịp thời, tình trạng tắc tia sữa sẽ diễn biến nặng hơn. Lúc này, mẹ có thể sờ thấy trên bầu ngực mình có các cục cứng kèm cảm giác đau nhức. Thậm chí mẹ có thể bị sốt, đau đầu, mệt mỏi, xuất hiện các nốt sần quanh bầu ngực…

 

Cách chữa tắc tia sữa hiệu quả cho mẹ

Khi mẹ bị tắc tia sữa, mục tiêu quan trọng là làm tan các cục cứng, khơi thông tia sữa. Trong trường hợp bị nhẹ, mẹ có thể cải thiện tình trạng này tại nhà bằng các cách chữa tắc tia sữa sau:

– Mẹ hạn chế mặc áo ngực để sữa được lưu thông dễ dàng hơn. Nếu cần mặc, mẹ hãy lựa chọn những loại áo ngực, áo lót cho con bú thoải mái, dễ chịu.

– Trước mỗi cữ bú, mẹ uống một cốc nước ấm (khoảng 300ml). Mẹ rửa tay sạch sẽ, sau đó massage nhẹ nhàng và chườm ấm bầu ngực.

– Xoa bóp vùng đầu ti theo vòng tròn để kích thích tiết sữa và khơi thông tia sữa.

– Tích cực cho bé bú, ưu tiên bên ngực bị tắc trước. Nếu bị 2 bên, mẹ cho bé bú bên tắc nặng hơn trước, sau đó chuyển sang bên còn lại.

– Bé bú xong, mẹ dùng tay hoặc máy hút sữa để lấy hết lượng sữa dư thừa trong bầu ngực. Sau đó mẹ chườm lạnh bầu ngực và dùng khăn sạch nhẹ nhàng vệ sinh đầu ti sạch sẽ.

Nếu tình trạng này không cải thiện hoặc nặng hơn, mẹ nên đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt.

cách chữa tắc tia sữa
Cách massage thông tắc tia sữa

>> Xem thêm: Các loại áo lót cho con bú

 

Phòng ngừa tắc tia sữa

Tắc tia sữa là trải nghiệm đau đớn và mệt mỏi không chỉ với mẹ mà còn ảnh hưởng đến lượng sữa cho con bú. Để đảm bảo sức khỏe mẹ cũng như quá trình nuôi con bằng sữa mẹ thành công, mẹ nên chủ động thực hiện các biện pháp sau để phòng ngừa tắc tia sữa:

  • Sau mỗi cữ bú của trẻ, mẹ vắt/ hút hết lượng sữa dư thừa trong bầu ngực. Điều này không chỉ giúp phòng tắc tia sữa mà còn giúp mẹ có nguồn sữa dồi dào cho con. Để thuận tiện và hiệu quả nhất, mẹ nên sử dụng các loại máy hút sữa chuyên dụng với nhiều chế độ.

>>> Xem thêm: Có nên dùng máy hút sữa không? Top 5 máy hút tốt

  • Mẹ cho bé bú đúng cách (đảm bảo tư thế và cách ngậm bắt vú của trẻ đúng).
  • Mẹ có chế độ ăn khoa học, đa dạng và đầy đủ 4 nhóm chất. Bên cạnh đó, mẹ đừng quên uống đủ nước, ăn nhiều rau xanh và hoa quả.
  • Chế độ sinh hoạt phù hợp, mẹ ngủ đủ giấc (8 – 10 tiếng/ ngày), tập thể dục nhẹ nhàng. Mẹ cố gắng giữ tinh thần luôn lạc quan, vui vẻ. Nếu công việc nhiều hoặc sức khỏe không đảm bảo, mẹ nên chủ động nhờ người thân hỗ trợ.
  • Ngoài ra, mẹ cần hạn chế những tác động xấu lên bầu ngực như: mặc áo chật, nằm sấp…
cách chữa tắc tia sữa
Dùng máy hút sữa phòng tắc tia sữa

>> Xem thêm: Giá máy hút sữa

 

Phần kết

Hy vọng qua bài viết, ba mẹ đã nhận biết được biểu hiện và cách chữa tắc tia sữa hiệu quả. Nếu có bất kỳ băn khoăn, thắc mắc nào, ba mẹ hãy liên hệ ngay tới Bibo Mart để được hỗ trợ. Chúc ba mẹ có hành trình nuôi con thật hạnh phúc và thành công!