Cảnh báo: bé nguy kịch vì bố mẹ pha sữa quá đặc

Với tâm lý sợ con chưa đủ no, sợ sữa pha loãng con không đủ chất, nên nhiều mẹ khi pha sữa công thức đặc hơn với tỉ lệ sữa nhiều hơn nước mà không hề biết rằng hành động đó có thể gây nguy kịch cho trẻ. Vậy pha sữa công thức quá đặc sẽ có tác hại gì? Bố mẹ hãy cùng Bibo Mart tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

 

Xem thêm: Cách pha sữa cực chuẩn để giữ được dinh dưỡng

Tác hại khi pha sữa công thức sai tỉ lệ

Một gia đình người Trung Quốc đang rất hối hận vì thói quen pha sữa không đúng tỷ lệ đã khiến đứa con chưa đầy 2 tháng tuổi phải nhập viện trong tình trạng nguy kịch.

 

Mẹ bé chia sẻ, do bé sinh non, sữa mẹ lại không đủ nên chị quyết định cho bé ăn thêm sữa bột để con phát triển nhanh. Nghĩ rằng nhiều sữa sẽ có nhiều chất dinh dưỡng nên khi pha sữa, bố mẹ bé đều cố cho thêm sữa so với lượng quy định ghi trên hộp.

 

pha sữa công thức đặc
Pha sữa sai công thức ảnh hưởng đến khả năng hấp thu dinh dưỡng và sức khỏe của trẻ.
Một ngày, người mẹ thấy con có những triệu chứng khác lạ khi khóc quấy nhiều hơn. Kiểm tra khắp cơ thể con, chị bất ngờ thấy bụng em bé to như một quả bóng nên đã mang con đến bệnh viện ngay lập tức. Sau khi kiểm tra, các bác sĩ thông báo em bé đã bị viêm ruột hoại tử.

 

“Các bác sĩ nói rằng em bé đã uống lượng sữa quá nhiều. Tôi không hề biết thói quen của mình đã hại chính đứa con sau bao năm mong ngóng”, người mẹ nói trong nước mắt” – mẹ bé nói.

PGS.TS Lê Bạch Mai- Phó viện trưởng Viện Dinh dưởng quốc gia về vấn đề pha sữa đúng cách cho con: “Cần pha sữa chính xác theo tỉ lệ như hướng dẫn mới đảm bảo đúng và đủ dinh dưỡng cho bé. Nếu bạn ước lượng thì có thể pha sữa công thức quá đặc. Điều này khiến bé táo bón, đái ít, nước tiểu vàng và không tốt đối với sức khỏe của bé; đặc biệt là đối với các bé dưới 12 tháng tuổi. Ngược lại, nếu sữa pha quá loãng sẽ không đảm bảo đủ chất dinh dưỡng cho bé tăng trưởng bình thường”.

Những điều cấm kị khi pha sữa cho bé

1. Hâm nóng bình sữa bằng lò vi sóng. Bất kể bình sữa của bé làm bằng chất liệu gì, đừng bao giờ hâm bình sữa trong lò vi sóng. Lò vi sóng không làm nóng sữa đều, chỗ nóng chỗ lạnh khác nhau. Ngoài ra có thể gây ra những chỗ cực nóng trong sữa, làm bỏng miệng bé.

 

2. Thay đổi công thức pha sữa. Nếu cho quá nhiều nước, em bé có thể sẽ bị thiếu lượng dinh dưỡng cần thiết. Nếu cho quá ít nước, em bé lại có nguy cơ bị mất nước.

3. Dùng nước khoáng để pha sữa công thức cho bé. Nước khoáng là loại nước bão hòa chứa hàm lượng khoáng chất cực kì cao; một số loại nước khoáng còn chứa nhiều muối và canxi, cao hơn lượng chất mà trẻ cần hấp thụ. Do đó khi dùng nước khoáng pha sữa cho con có thể khiến bé bị ngộ độc, hại thận, rất nguy hiểm.

 

4. Nước pha sữa không đủ nóng. Tổ chức Y tế thế giới WHO khuyến khích nước pha sữa cần phải nóng đến ít nhất là 70 độ C để thanh trùng, diệt vi khuẩn trong cả nước và cả sữa công thức. Nước để pha sữa còn phải là nước không để quá 30 phút sau khi đun sôi.

 

pha sữa công thức đặc
Nước pha sữa cần phải nóng đến ít nhất là 70 độ C để diệt khuẩn.
5. Cho bé bú quá lâu. Tổ chức WHO khuyến cáo, nếu sau 2 tiếng đồng hồ mà bé không chịu “ti” hết bình thì cần bỏ bình sữa đi. Nếu mẹ mang bình sữa đã pha sẵn đi theo trong khi đi xa, bình sữa cần phải được bỏ đi sau 24 giờ không sử dụng.

6. Cho bé bú quá nhiều. Bởi vì không phải mẹ, mà chính bé mới là người quyết định chính xác nhất bé cần ăn bao nhiêu là đủ.

 

7. Để bé ngủ trong lúc đang bú sữa. Vì nguy cơ bé hóc, nghẹn, nôn trớ khi ngủ gật trong lúc bú sữa là rất cao. Ngoài ra, răng của bé cũng dễ bị sâu nếu ngậm sữa trong một thời gian dài.

 

8. Để bé tự bú sữa một mình. Vì để bé tự cầm bình sữa và tu một mình sẽ gây nguy cơ nôn trớ và nghẹt thở tăng cao.

 

9. Hâm nóng sữa hơn 10 phút. Vì quá 10 phút có thể sẽ khiến vi khuẩn sinh sôi nảy nở trong sữa. Điều này có thể khiến em bé bị tiêu chảy.

 

10. Quan tâm chất liệu bình sữa. Khi chọn bình sữa cho con, phần lớn các mẹ chỉ quan tâm đến giá thành và kiểu dáng bình mà quên mất tầm quan trọng và ảnh hưởng của chất liệu bình sữa.

Theo nhiều nghiên cứu khoa học, các loại bình sữa nhựa làm từ nhựa polycarbonate thường có chất BPA (bisphenol A) gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nếu như thường xuyên sử dụng trong một thời gian dài. Vì vậy, để bảo vệ sức khỏe của con, mẹ nên sử dụng bình thủy tinh hoặc những loại bình nhựa được dán nhãn BPA-free.

 

11. Rửa tay trước khi pha sữa. Sẽ không còn ý nghĩa gì khi mẹ vệ sinh sạch sẽ những dụng cụ pha sữa nhưng lại quên rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn. Vì trong những trường hợp này, bình sữa của bé vẫn có nguy cơ bị nhiễm khuẩn khi mẹ chạm vào.

 

Do đó, đừng quên rửa tay bằng xà phòng và nước nóng trước khi cần pha sữa.
Tổng hợp

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chỉ mục