Nếu cha mẹ biết cách tắm nắng cho trẻ sơ sinh một cách khoa học thì bé có thể hấp thụ vitamin D tự nhiên hiệu quả từ ánh nắng mặt trời. Ngược lại, việc tắm nắng sai cách có thể dẫn đến một số tác hại không mong muốn.
Xem thêm: Tắm nắng cho bé sơ sinh như thế nào là đúng cách ?
1. Những tác hại nếu tắm nắng sai cách cho trẻ sơ sinh
Cảm nắng, gây ảnh hưởng cho não
Vì cho rằng các vùng da sẽ hấp thụ được nhiều Vitamin D nhất khi tiếp xúc với ánh nắng nên nhiều người đã sai lầm khi để lộ vùng đầu của bé khi tắm nắng. Điều này dễ làm cho trẻ bị cảm nắng. Đặc biệt là với những bé mới sinh, phần vỏ não còn chưa hoàn thiện. Việc cảm nắng lâu ngày sẽ ít nhiều ảnh hưởng tới não bộ, làm trẻ hay quấy khóc.
Ảnh hưởng tới thị lực
Tắm nắng sai cách ảnh hướng tới thị lực của trẻ. Đối với trẻ sơ sinh, mắt là một bộ phận rất nhạy cảm. Mi mắt của trẻ mỏng nên không thể che hết được ánh sáng mặt trời. Vì vậy, việc không che chắn và bảo vệ hợp lý cho mắt trẻ sơ sinh sẽ gây ảnh hưởng tới thị lực của bé do mắt phải tiếp xúc với ánh sáng quá mạnh và kéo dài.
Mẹ có thể trang bị cho bé mũ hoặc kính để che chắn cho con khi tắm nắng. Tại Bibo Mart có cung cấp các sản phẩm về mũ và kính mắt cho bé với đa dạng mẫu mã, thiết kế an toàn, chất lượng cho bé yêu.
Xuất hiện những vấn đề về da
Da của bé khi mới chào đời còn tương đối non nớt. Bất kỳ sự tác động nào từ môi trường xung quanh đều có thể gây hại tới làn da của bé. Theo các bác sĩ nhi khoa, khi con đã được 10 ngày tuổi thì cha mẹ mới nên tắm nắng cho bé. Nếu sớm hơn thời điểm đó thì trẻ có thể gặp các vấn đề về da như: viêm da, dị ứng da… Ngoài ra tắm nắng quá sớm còn có thể ảnh hưởng tới sức đề kháng và hệ miễn dịch của bé. Việc tắm nắng cho trẻ quá lâu cũng sẽ tổn hại cho làn da mong manh, nhạy cảm của bé sơ sinh.
Mắc một số loại bệnh
Trong giai đoạn thời tiết đang chuyển mùa, cha mẹ không nên cho trẻ phơi nắng. Vì lúc này là điều kiện thuận lợi để các loại vi khuẩn sinh sôi nảy nở. Ngoài ra, độ ẩm và nhiệt độ thay đổi bất thường sẽ khiến trẻ khó thích nghi. Từ đó dễ mắc các bệnh như viêm họng, cảm cúm, đau mắt, dị ứng.
Không nhận đủ lượng vitamin D
Tắm nắng sai cách khiến con không nhận đủ lượng vitamin D cần thiết cho cơ thể. Các bậc phụ huynh không nên cho con tắm nắng qua cửa kính. Vì việc này thực chất không đem lại hiệu quả gì. Trong ánh nắng có chứa tia UVB giúp cung cấp vitamin cho cơ thể. Nhưng loại tia này lại bị chặn phần lớn qua lớp cửa kính. Thế nên dù bé có được phơi nắng qua cửa sổ hàng ngày thì vẫn không nhận đủ lượng vitamin D cần thiết.
Nguy cơ bị ung thư da
Không phải bất kỳ thời điểm nào trong ngày cũng có thể để trẻ tắm nắng. Nếu phơi nắng cho trẻ vào lúc mặt trời đứng bóng nhất thì sẽ làm tăng nguy cơ bị ung thư da.
2. Vai trò của Vitamin D đối với trẻ sơ sinh
Vitamin D rất quan trọng đối vơi sự hấp thu canxi, giúp tăng trưởng và phát triển, duy trì sức khỏe xương của trẻ. Việc thiếu hụt Vitamin D ở trẻ sơ sinh gây ra rất nhiều vấn đề nghiêm trọng như gây kích ứng, khó chịu và có nguy cơ nhiễm trùng. Thâm chí, sự thiếu hụt vitamin D đột ngột có thể gây ra chứng còi xương. Đồng thời dẫn đến các dị tật về xương (nhất là ở chân).
Vào những năm 1940-1970, tỷ lệ ung thư da bắt đầu tăng cao. Điều này khiến nhiều nhà khoa học lên tiếng cảnh báo về những tác động tiêu cực của ánh nắng đối với da. Viện Da liễu Hoa Kỳ khuyến cáo, thay vì tắm nắng để hấp thu vitamin D từ ánh sáng mặt trời thì hãy bổ sung loại Vitamin này từ chế độ ăn hàng ngày. Để điều trị chứng vàng da ở trẻ sơ sinh, các cơ sở y tế cũng áp dụng phương pháp chiếu đèn mà không khuyến khích bố mẹ cho trẻ tắm nắng.
Sau này, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, việc cho trẻ sơ sinh tắm nắng 30 phút mỗi tuần giúp trẻ có đủ lượng vitamin D cần thiết cho cơ thể. Việc tiếp xúc với nắng nắng mặt trời mỗi ngày cũng giúp ích cho sự phát triển toàn diện của trẻ.
Xem thêm: Làm thế nào để bổ sung Vitamin D đúng cách cho bé?
3. Mách mẹ bí quyết tắm nắng cho trẻ sơ sinh đúng cách
Cách tắm nắng cho trẻ vào mùa hè
Vào mùa hè, trời nắng sớm, mặt trời chói chang và gay gắt. Mẹ nên tranh thủ cho bé tắm nắng sớm để tránh tác hại của tia cực tím lên làn da non nớt của trẻ. Nắng nóng sẽ khiến bé bị nóng và khó chịu. Thời gian lý tưởng cho bé tắm nắng vào mùa hè là khoảng từ 6-7 giờ sáng.
Mẹ cũng nên chọn nơi tắm nắng yên tĩnh, sạch sẽ, thoáng mát. Tránh ánh nắng chiếu thẳng vào mắt bé. Ngoài ra, mẹ nên hạn chế cho bé tắm nắng vào những ngày nắng nóng quá oi bức. Vì tắm vào những ngày này, bé yêu có thể sẽ bị đổ mồ hôi nhiều và đối mặt với nguy cơ mất nước.
Cách tắm nắng cho trẻ vào mùa đông
Mùa đông, trời lạnh nên mẹ thường hạn chế cho bé yêu ra ngoài vì sợ bé sẽ bị cảm lạnh, viêm hô hấp… Ngoài ra, việc bé mặc quá nhiều quần áo ấm khi đi ra đường cũng khiến làn da của trẻ ít có cơ hội tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng. Hậu quả là bé có nguy cơ thiếu vitamin D trong mùa đông.
Trời mùa đông thường nhiều mây, thời tiết lạnh, mặt trời lên muộn song ánh nắng lại yếu. Do đó, mẹ nên đợi đến khi trời ấm hơn mới cho bé tắm nắng, thường là khoảng 8h30-9h. Vào những ngày thời tiết quá lạnh, hay khi trời nhiều gió, mẹ không nên cho bé tắm nắng để đảm bảo sức khỏe. Ngoài ra, mẹ nên chọn nơi sạch sẽ, thoáng mát nhưng không có gió lùa. Tuyệt đối không để ánh nắng chiếu thẳng vào mắt bé yêu.
4. Những lưu ý khi tắm nắng cho trẻ
Để có thể tắm nắng cho bé yêu đúng cách, mẹ cần tuân theo những lưu ý sau:
- Mẹ có thể cho bé tắm nắng khi con khoảng 7-10 ngày tuổi.
- Không tắm nắng cho bé trong khoảng thời gian từ 10 giờ – 16 giờ. Vì lúc này tia cực tím hoạt động mạnh gây tác động xấu lên da. Thời gian tắm nắng cho trẻ không quá 20 phút/lần.
- Khi cho trẻ tắm nắng, mẹ cởi hết quần áo. Hãy bảo vệ gáy, mắt và vùng sinh dục của bé bằng mũ. Điều này nhằm tránh để tia UV tác động đến các bộ phận này.
- Trong khi bé tắm nắng, mẹ hãy trò chuyện với bé. Ngoài ra, có thể massage và vuốt ve để bé cảm thấy thoải mái.
- Không tắm nắng cho trẻ qua cửa kính. Vì kính đã cản ánh nắng mặt trời nên trẻ không hấp thu được vitamin D.
- Trẻ có làn da sậm màu cần tắm nắng lâu hơn trẻ có làn da sáng.
- Mẹ nên cho bé bú sau khi tắm nắng để bù lại lượng nước đã mất. Vì có thể bé sẽ bị đổ mồ hôi khi tắm nắng.
- Sau khi tắm nắng, nếu da bé nổi mẩn đỏ hoặc có dấu hiệu khác thường nào, mẹ nên dừng việc tắm nắng lại để theo dõi. Đưa bé đến bác sĩ để kiểm tra và chữa trị kịp thời nếu sau vài ngày tình trạng da bé không thuyên giảm.
Hy vọng qua bài viết trên, ba mẹ đã nắm rõ như thế nào là tắm nắng đúng cách và như thế nào là tắm nắng sai cách cho trẻ sơ sinh. Chúc cha mẹ chăm sóc bé dễ dàng và có những khoảng thời gian hạnh phúc, vui vẻ bên bé yêu!