SIDS – Hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh

Hàng năm, SIDS cướp đi sinh mạng của 2500 trẻ em ở Mỹ và 300 trẻ em ở Anh. Tại Việt Nam, tháng 10/2022 đã có liên tiếp 2 trẻ tử vong do hội chứng này. Mặc dù đã có rất nhiều nghiên cứu về SIDS, nhưng sự xuất hiện hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh vẫn không thể lường trước được. Vì vậy đảm bảo cho trẻ môi trường ngủ an toàn là rất cần thiết. Các ba mẹ hãy cùng bác sĩ Bibo Mart tìm hiểu thêm về SIDS nhé!

 

1. SIDS là gì?

Hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS) là hiện tượng trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ trong khoảng từ 2 tuần tuổi đến 12 tháng tuổi đang khỏe mạnh đi ngủ và không dậy nữa. Trẻ tử vong trong khi ngủ mà không có một nguyên nhân hay có bệnh lý biểu hiện nào.

 

2. Nguyên nhân đột tử ở trẻ sơ sinh

Điều làm SIDS trở thành nỗi ám ảnh của ba mẹ có trẻ sơ sinh là không có nguyên nhân hay bệnh lý rõ ràng nào gây ra SIDS. Các nghiên cứu cho thấy nguyên nhân có thể do:

  • Trẻ có khuyết tật nghiêm trọng ở tim, hệ hô hấp hay các cơ quan phản ứng chưa phát triển hoàn thiện.
  • Đường thở bị chèn ép khi ngủ trong tư thế nằm sấp.
  • Ngủ trên giường có quá nhiều vật dụng hay giường ngủ quá mềm hoặc do bé bị ủ quá nóng dẫn đến rối loạn nhịp tim và nhịp thở.

 

3. Triệu chứng đột tử ở trẻ sơ sinh

Hiện tượng đột tử ở trẻ sơ sinh thường không có triệu chứng hoặc dấu hiệu cảnh báo nào. Trẻ không bị đau, không khóc hoặc có bất kỳ khó chịu gì trước khi đột tử. Tuy vậy, trẻ có thể có vấn đề về hô hấp hoặc dạ dày nhưng không nghiêm trọng trong vài tuần trước đó.

 

4. Dự phòng nguy cơ đột tử ở trẻ sơ sinh

Để giảm thiểu nguy cơ đột tử ở trẻ, ba mẹ nên thực hiện những biện pháp sau:

 

  • Đặt trẻ nằm ngửa khi ngủ.

 

Để phòng đột tử ở trẻ sơ sinh, cần đặt trẻ nằm ngửa khi ngủ

  • Đặt trẻ nằm trên đệm cứng. Không bao giờ đặt trẻ trên gối, đệm nước, ghế… hoặc bề mặt mềm khác. Tránh sử dụng chăn có nhiều lông hoặc quá lớn cho trẻ.
  • Không để trẻ trong phòng quá nóng. Nhiệt độ phòng ngủ của trẻ từ 25 – 26 độ C.
  • Tiêm chủng cho bé đầy đủ và đúng lịch.
  • Không hút thuốc lá, uống rượu hoặc sử dụng ma túy khi mang thai. Đi khám thai đầy đủ và đúng hẹn.
  • Không để em bé tiếp xúc với khói thuốc lá.

 

 

  • Có thể cho trẻ ngậm núm giả khi ngủ cho đến khi trẻ được 1 tuổi. Nếu trẻ không muốn ngậm thì không nên ép trẻ.
  • Nếu chẳng may trẻ bị hội chứng trào ngược dạ dày thực quản, ba mẹ hãy làm theo hướng dẫn của bác sĩ về vấn đề cho trẻ ăn và tư thế khi ngủ.
  • Thường xuyên kiểm tra sức khỏe cho em bé.

 

Chúc các bé luôn khỏe mạnh và an toàn!

 

Chuyên gia đào tạo sức khỏe Mẹ và bé – Đặng Thúy Hằng
Bác sĩ Minh Thúy – Tư vấn sức khỏe Mẹ và bé Bibo Care

Phòng đào tạo và tư vấn – Bibo Care