Khi mang thai, nhiều mẹ có cảm giác vùng xương sườn bị đau ê ẩm; nhất là vào những tuần gần thời điểm dự sinh. Liệu bị đau xương sườn khi mang thai có phải là dấu hiệu của bệnh gì không? Nguyên nhân gây đau là do đâu và làm thế nào để khắc phục? Mời mẹ đón đọc bài viết tư vấn dưới đây của chuyên gia Bibo Care nhé!
Câu hỏi
Mẹ Quỳnh Anh – Hà Nội có hỏi: “Thưa bác sĩ, cháu đang mang thai ở tuần 35 và hay bị đau vùng xương sườn ngực. Cháu đi khám bác sĩ nói do em bé chèn làm xương ức giãn ra, gây cảm giác đau. Có phải như vậy không? Có cách nào khắc phục không vì cháu đau nhiều và thường xuyên?”
Trả lời
Chào mẹ! Cảm ơn mẹ đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho hòm thư tư vấn của Bibo Mart. Chúng tôi xin giải đáp thắc mắc của mẹ như sau:
1. Đau xương sườn khi mang thai là do đâu?
Theo chuyên gia tiền sản Bibo Mart, khi mẹ mang thai, đặc biệt là vào những thời điểm cuối của thai kỳ, có thể gặp phải tình trạng đau âm ỉ hoặc dữ dội ở sườn phải hay cả 2 bên sườn. Có trường hợp đau âm ỉ, râm ran kéo dài; cũng có khi đau dữ dội khiến mẹ bầu không thể chịu được. Có thể kể đến một số nguyên nhân như:
-
Trong thời gian mang thai, cơ thể mẹ sản sinh hormone relaxin. Dưới tác động của hormone này, dây chằng ở bụng, hông và vùng lồng ngực cũng căng ra. Các đốt xương, khớp xương vùng ức và sườn cũng vì thế mà lỏng lẻo, gây ra những cơn đau ê ẩm.
-
Những tuần gần ngày dự sinh cũng là lúc mẹ bầu có thể cảm thấy được áp lực của bé lên lồng ngực của mình. Thai nhi lớn lên, phổi bị chèn ép nên giảm thể tích. Do đó, nhiều mẹ bầu sẽ cảm thấy khó thở kèm theo đau tức ngực, đau lan ra bên sườn.
-
Cũng có trường hợp thai nhi đạp mạnh vào khu vực sườn của mẹ. Bạn có thể cảm nhận được những cơn đau sườn rõ ràng khi ngồi, hoặc khi đẩy người về phía trước.
2. Để khắc phục tình trạng này mẹ bầu có thể:
-
Mặc quần áo thoải mái, trang phục mềm mại, thoáng mát và rộng rãi.
-
Thay đổi tư thế: mẹ bầu nên cố gắng ngồi ngả ra sau bất cứ khi nào có thể. Mẹ nên sử dụng gối kê sau lưng để cơ thể thoải mái, dễ chịu hơn.
-
Tập thể dục: giai đoạn này mẹ nên chọn các động tác thể dục nhẹ nhàng để cơ thể thư giãn, thoải mái; giảm áp lực lên xương chậu, xương sườn.
-
Massage nhẹ nhàng ở những vùng của cơn đau để làm thư giãn cơ, giảm cảm giác nhức mỏi.
Nếu mẹ đã áp dụng những cách trên mà tình trạng đau xương sườn vẫn kéo dài với mức độ đau tăng dần lên, ảnh hưởng tới sức khỏe thì mẹ cần đi khám để bác sĩ kiểm tra kỹ lưỡng, xác định nguyên nhân gây đau. Từ đó có biện pháp điều trị phù hợp mẹ nhé!
Phòng Tư vấn và Đào tạo – Bibo Care