Bí kíp giúp mẹ bầu đi bơi an toàn

Không những là một bộ môn thể dục giúp tăng cường sức khỏe, bơi còn giúp con người vừa giải tỏa stress vừa giảm mỡ, tăng chiều cao hiệu quả. Chính vì vậy, nhiều chị em rất thích bơi lội. Thế nhưng khi bắt đầu có thai, mẹ lại phân vân về chuyện bầu có bơi được không. Mời mẹ tham khảo những thông tin tư vấn dưới đây của chuyên gia Bibo Care nhé!

 

Câu hỏi

Mẹ Thùy Tiên – Hồ Chí Minh có hỏi: “Bác sĩ cho cháu hỏi, cháu đang mang thai mà muốn đi bơi. Vậy không biết có ảnh hưởng gì đến mẹ và bé không nếu nước hồ bơi hay nước biển không sạch? Nên bơi bao nhiêu lần 1 tuần và cần lưu ý những gì ạ?”

Bầu có nên đi bơi không?
Mẹ bầu có nên đi bơi không là thắc mắc chung của nhiều chị em

Trả lời

Chào mẹ! Cảm ơn mẹ đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho hòm thư tư vấn của Bibo Mart. Chúng tôi xin giải đáp những thắc mắc của mẹ như sau:

Bầu có bơi được không?

Theo chuyên gia tiền sản Bibo Mart thì bơi lội là một trong những môn vận động an toàn cho phụ nữ mang thai. Nếu tuân thủ đúng kỹ thuật bơi, mẹ bầu có thể nhận được nhiều lợi ích như:

  • Tăng cường lưu thông máu, giảm phù nề ở chân, đùi
  • Giúp cơ thể tỏa nhiệt, nhất là trong những ngày thời tiết nóng nực
  • Giảm cơn đau do thai nhi đè ép ở các vùng chậu, hông, lưng
  • Giúp đốt cháy calo để mẹ có thể kiểm soát được cân nặng khi mang thai
  • Tạo cảm giác thư giãn, thoải mái cho mẹ bầu trong thời gian mang thai

Tốt nhất là mẹ nên hỏi ý kiến bác sĩ theo dõi của mình trước khi quyết định đi bơi. Tùy vào từng tình trạng sức khỏe cụ thể của mỗi mẹ, bác sĩ sẽ có lời khuyên cho mẹ hợp lý.

 

Cần lưu ý gì nếu đi bơi khi mang thai?

Lưu ý về nước ở hồ bơi/bãi biển

Nước hồ bơi, hoặc nước biển nếu không sạch thì có thể gây ảnh hưởng cho các mẹ và bé. Đặc biệt là nước ở hồ bơi thường được pha chất khử trùng; hàm lượng chloroform trong hồ bơi cao sẽ gây nhiều hệ lụy đến sức khỏe người tiếp xúc.

Bên cạnh đó, tại các bể bơi công cộng có rất nhiều nguy cơ lây nhiễm bệnh. Do một khối lượng người quá lớn xuống tắm chung, đôi khi không tuân thủ các biện pháp làm sạch như tắm gội trước khi xuống bể; hoặc trong số những người xuống tắm có những người đang bị mắc các bệnh ngoài da hoặc nhiễm khuẩn; hoặc người tắm vô ý thức khạc nhổ, tiểu tiện ra bể. Bên cạnh đó, dòng nước lưu thông chậm sẽ tạo ra một môi trường lý tưởng để vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng sinh sôi nảy nở và gây bệnh.

Vì vậy mẹ nên chú ý chọn những hồ bơi, bãi biển sạch để an toàn cho cả mẹ và bé. 

Lưu ý về thời gian bơi

Tùy vào sức khỏe của mình, mẹ có thể tham khảo ý kiến từ bác sĩ hoặc chuyên gia để sắp xếp thời gian bơi hợp lý. Những thai phụ có sức khỏe ổn định, dẻo dai và đã từng có thói quen bơi lội trước khi có thai thì có thể bơi trong khoảng 30-45 phút. Còn với những thai phụ yếu hơn, hoặc chưa từng tập bơi trước đó thì chỉ nên ở dưới nước từ 15-20 phút.

Mẹ nên đi bơi vào lúc chiều mát, tránh những khi ánh nắng gay gắt hay nhiệt độ quá thấp. Thông thường, mẹ mang thai từ tháng thứ 4-7 có thể đi bơi thoải mái; vì lúc này em bé đã phát triển ổn định, không cần phải quá kiêng cữ như 3 tháng đầu và cuối.

Lưu ý về cách bơi an toàn

  • Nhớ khởi động nhẹ nhàng để làm ấm cơ thể trước khi bắt đầu và đừng gắng sức quá độ.
  • Mẹ nên cẩn thận mỗi khi bước đi trên thành bể bơi, tránh để bị trơn ngã.
  • Mẹ tập lắng nghe cơ thể để lựa chọn cường độ vận động phù hợp. Không nên chọn các động tác bơi quá khó hay phải gập bụng.
  • Sau khi bơi xong, mẹ nên nhanh chóng tắm rửa và lau khô người bằng khăn tắm để tránh nhiễm lạnh.

Phòng Tư vấn và Đào tạo – Bibo Care