Nấc cụt là tình trạng khá phổ biến ở con người, trong đó có trẻ nhỏ. Vậy nấc cụt ở trẻ nhỏ có ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của bé hay không? Bài viết dưới đây sẽ giúp mẹ giải đáp thắc mắc trên nhé!
Xem thêm: Kỹ năng chăm sóc trẻ sơ sinh dành cho những người lần đầu làm cha mẹ
Nấc cụt ở trẻ nhỏ là gì?
Nấc cụt được tạo ra do cơ hoành bị kích thích không liên tục, đồng thời nắp thanh âm bị đóng lại đột ngột. Điều này tạo ra âm thanh đặc trưng của tiếng nấc. Nấc cụt thường là hiện tượng tạm thời. Nó tự hết trong vòng 48 giờ và ít ảnh hưởng đến việc ăn, ngủ, sinh hoạt hàng ngày của trẻ.
Nguyên nhân gây nấc cụt ở trẻ nhỏ
Nấc cụt là một hiện tượng thường xuyên xảy ra, hay gặp ở các trẻ dưới 1 tuổi và thường không gây nguy hiểm gì cho bé. Nguyên nhân gây ra nấc cụt là do:
- Do trẻ bú quá no và dễ nuốt nhiều không khí, đặc biệt là sau khi bú bình.
- Do axit trong dạ dày đang đi ngược vào thực quản vì cơ quan tiêu hóa của dạ dày chưa được hoàn thiện.
- Trẻ không được giữ ấm đúng cách. Nhiệt độ thay đổi đột ngột khiến không khí lạnh tràn vào phổi gây nấc cụt ở trẻ.
Xem thêm: Biết được 10 sự thật này, việc chăm sóc trẻ sơ sinh sẽ “dễ thở” hơn rất nhiều
Cách chữa trị nấc cụt cho trẻ nhỏ
- Mẹ có thể giúp trẻ hết nấc bằng cách sau mỗi lần bé bú mẹ thì bế vỗ ợ hơi cho bé, hoặc cho con bú thêm một ít sữa mẹ.
- Khi trẻ bị nấc nhiều sau bú bình, mẹ nên thay đổi tư thế của trẻ để tránh không khí vào.
- Mẹ có thể cho bé uống nước lạnh hoặc ngậm đường để kích thích đường hầu họng. Tuy nhiên cách này thường chỉ áp dụng cho trẻ lớn, không được dùng cho trẻ sơ sinh.
- Nếu bé nấc liên tục trong một thời gian dài thì đây có thể là dấu hiệu của một triệu chứng bệnh nào đó liên quan đến dạ dày hoặc tiêu hóa. Mẹ cần liên hệ ngay với bác sĩ để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời nhé!
Nấc cụt chỉ là hiện tượng bình thường ở trẻ nhỏ mà thôi. Do đó, mẹ đừng quá lo lắng khi con bị nấc cụt. Hãy áp dụng một số cách mà Cẩm nang Mẹ & Bé đã chia sẻ ở trên để chữa trị nấc cụt cho con mẹ nhé.