Đau khung chậu sau sinh, mẹ phải làm sao?

Quá trình sinh nở khiến cơ thể mẹ chịu nhiều tổn thương; thậm chí có thể gây di chứng đau đớn về sau. Một tình trạng rất hay gặp ở chị em sau sinh là cảm giác đau xương chậu sau sinh. Không chỉ gây đau đớn, vết thương này còn ảnh hưởng đến sinh hoạt của mẹ. Cùng chuyên gia Bibo Care giải đáp những thắc mắc liên quan đến tình trạng này nhé!

 

Câu hỏi:

Dạ em có một câu hỏi mong được giải đáp. Em được dự là đẻ thường. Khi vào viện đã nở 3,5 phân nhưng đến 4 tiếng sau vẫn không nở thêm. Rặn thử nhiều lần thì bác sĩ nói xương chậu hơi hẹp. Em đau đẻ và rặn mất sức thời gian khá lâu thì được chuyển đi mổ. Bác sĩ khi mổ nói bé bị dây rốn quấn cổ 2 vòng. Con em nặng 3.05 kg, còn em cao 1,70m, nặng 43kg trước khi mang thai và tăng lên 58kg khi đẻ.
Sau khi sinh 3 ngày, em bị đau rất khó chịu ở xương mông bên trái khi nằm thả lỏng toàn thân trên giường. Khi đi, đứng, ngồi, vận động, nằm sắp hoặc nằm thẳng người, nếu có khoảng hở ở lưng thì không đau. Còn nằm thả lỏng thì cảm giác mông trái bị đè xuống giường rất thốn. Tay ấn vào không đau.
Cho hỏi em đau như vậy là bị gì và làm sao để điều trị?

Trả lời:

Chào bạn!
Trong một số trường hợp như khung chậu hẹp, rặn mất sức thì bác sĩ buộc phải chỉ định cho mẹ mổ lấy thai. Điều này sẽ đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé trong suốt quá trình sinh nở. Trong những tuần đầu sau sinh, cảm giác đau vùng mông và xương chậu có thể xảy đến với nhiều mẹ. Bibo Mart mời mẹ tham khảo những thông tin dưới đây để biết thêm thông tin nhé!

Nguyên nhân:

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra cảm giác đau đớn cho vùng xương chậu của mẹ sau khi sinh con. Trong đó nổi bật là:
  • Việc thay đổi nội tiết tố trong thai kỳ có thể làm nới lỏng các khớp và dây chằng nối với xương chậu, cột sống. Bạn sẽ cảm thấy cơ thể rệu rã, xương khớp kém ổn định hơn; đồng thời xuất hiện cảm giác đau nhói ở vùng chậu do thai nhi đè ép.
  • Khi mang thai, trọng tâm cơ thể dồn về phía sau làm thay đổi kết cấu của các khớp nhỏ ở đốt sống lưng. Từ đó khiến các cơ, màng gân và dây chằng ở phần thắt lưng, xương mu ở vào trạng thái căng thẳng trong một thời gian dài. Về lâu dài sẽ hình thành nên những tổn thương mãn tính và ảnh hưởng đến tận giai đoạn hậu sản.
  • Khi bé còn ở trong bụng, các cơ quan nội tạng trong cơ thể bị dịch lên phía trên. Sau khi sinh con, chúng đột nhiên hạ xuống. Đây cũng là một trong những nguyên nhân quan trọng gây ra đau xương cụt và vùng thắt lưng cho phụ nữ.
  • Trong quá trình sinh, mẹ có thể bị rạch tầng sinh môn (nếu sinh thường) hoặc rạch mổ bụng dưới (với sinh mổ). Điều này giúp em bé chui ra dễ dàng hơn. Khi hết thuốc mê, các vết thương này có thể gây cơn đau dữ dội cho mẹ.
Mẹ bị đau xương chậu sau sinh
Có nhiều nguyên nhân gây ra cảm giác đau vùng xương chậu ở mẹ sau sinh

Khắc phục tình trạng đau vùng chậu ở mẹ mới sinh:

  • Mẹ không nên quá lo lắng để tránh ảnh hướng đến sức khỏe của mẹ cũng như chất lượng sữa cho bé. Để cơ thể nhanh hồi phục, mẹ nên dành thời gian nghỉ ngơi hợp lý, thả lỏng người để cơ thể được thư giãn.
  • Xoa bóp, chườm nóng ở vùng xương cụt có tác dụng giảm đau.
  • Khi ngủ, mẹ nên kê thêm gối dưới lưng. Không nên nằm hoặc ngồi quá lâu mà nên đi lại nhẹ nhàng để cơ thể quen dần với việc hồi phục.
  • Hạn chế vận động mạnh để tránh tổn thương vùng xương cụt.
  • Bạn nên có chế độ dinh dưỡng đầy đủ các nhóm chất, vitamin và khoáng chất thiết yếu. Có thể bổ sung thêm các viên uống tổng hợp để bồi bổ cơ thể.
  • Theo dõi thêm một thời gian nữa. Nếu như cơn đau càng tệ đi và không có dấu hiệu giảm, kèm theo với sốt; cần đi khám bác sĩ để kiểm tra mẹ nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chỉ mục