Trong thai kỳ, những lần táo bón ở bà bầu thường ít được quan tâm. Có thể vì biểu hiện của căn bệnh không quá trầm trọng khiến nhiều bà bầu và gia đình chủ quan. Nếu tìm hiểu kỹ, bạn sẽ nhận thấy căn bệnh tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé. Ước tính có một nửa số sản phụ bị táo bón khi mang thai nhưng rất nhiều trong số đó vẫn chưa biết các biện pháp điều trị và phòng tránh. Hãy cùng BiBo Mart đi tìm hiểu ngay nhé !
1. Bị táo bón khi mang thai có nguy hiểm không?
Táo bón ở bà bầu có thể chưa tới mức nguy hiểm đến tính mạng. Táo bón nói chung và táo bón ở bà bầu nói riêng là một trong số các nguyên nhân làm phát sinh hoặc tăng nặng bệnh trĩ, nứt kẽ hậu môn,… Cảm giác khi ấy rất khó chịu, cơn đau bụng, táo bón ở bà bầu đi kèm với các biểu hiện buồn nôn, nôn, giảm sự thèm ăn,… Tất cả làm ảnh hưởng rất không tốt đến cả mẹ và thai nhi. Ngoài ra còn có một số hậu quả khó lường khác như :
- Khi người mang thai dùng lực rặn, đưa chất thải rắn ra ngoài dễ gây sảy thai hoặc đẻ non.
- Các chất độc có trong phân như phenol, amoniac, indol… nếu tồn đọng trong ruột quá lâu sẽ bị hấp thụ ngược.
- Tâm lý người mẹ bị áp lực, căng thẳng và thường cáu gắt.
- Suy dinh dưỡng thai nhi, giảm sức đề kháng của con.
2. Nguyên nhân gây táo bón ở bà bầu
Nguyên nhân gây táo bón có thể dẫn đến việc điều trị sai, làm bệnh thêm trầm trọng. Hãy cùng tìm hiểu một vài nguyên nhân táo bón ở bà bầu:
- Sự gia tăng hormone progesterone gây ra sự thư giãn của cơ bắp của bạn. Điều đó sẽ khiến ruột di chuyển chậm dẫn đến tiêu hóa chậm hơn.
- Nạp quá nhiều canxi và sắt cũng sẽ gây táo bón.
- Thai phụ đã hoặc đang lạm dụng thuốc nhuận tràng liều lượng cao.
- Bệnh tiểu đường thai kỳ hoặc nhược giáp cũng là nguyên nhân dẫn đến táo bón ở bà bầu.
- Thói quen nhịn đi vệ sinh cũng gây rối loạn tiêu hóa, táo bón
- Ngoài ra việc ăn uống quá nhiều, cơ thể không hấp thụ và tiêu hóa kịp cũng dẫn đến táo bón.
3. Chữa trị và phòng bệnh táo bón ở bà bầu hiệu quả
Nếu bị táo bón cần, bà bầu có thể và áp dụng một vài cách chữa trị tạm thời và phòng bệnh an toàn như sau:
- Uống nhiều nước hơn. Mỗi ngày uống đủ lượng 2,5 – 3 lít để dễ đi ngoài hơn
- Bổ sung probiotic và prebiotic đểtăng sức đề kháng với vi khuẩn đường ruột.
- Ngưng sử dụng thuốc, đồ ăn nhuận tràng, dầu khoáng
- Ăn nhiều trái cây, rau xanh
- Vận động nhẹ nhàng như đi bơi, đi bộ, yoga trong thời gian có thai
- Tập cho mình thói quen đi vệ sinh đúng giờ để không bị rối loạn tiêu hóa, gây táo bón
- Giảm căng thẳng, bởi tâm trạng căng thẳng có thể khiến bệnh thêm trầm trọng.
Ngoài ra, các bác sĩ cũng khuyên bà bầu nên tránh một số loại thực phẩm có hàm lượng canxi cao như phô mai, ngũ cốc, nước ép… và thực phẩm có hạt trong thời gian bị táo bón.
Những kiến thức bổ ích về triệu chứng táo bón ở bà bầu sẽ giúp các bà bầu nhanh chóng vượt qua căn bệnh khó chịu này. Rất ít người quan tâm hoặc cảm thấy ngại nói ra khi mắc bệnh này trong thai kỳ. Chính vì thế, hãy gặp bác sĩ tại các bệnh viện uy tín để có được những lời khuyên và cách chữa trị đúng đắn nhất dành cho cả mẹ lẫn thai nhi sắp chào đời.